image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Chuyện về đảo đá quật cường, sừng sững giữa biển Đông

Chuyện về đảo đá quật cường, sừng sững giữa biển Đông
        
        
Đảo đá Long Châu (thuộc TP. Hải Phòng) rộng vẻn vẹn chỉ 1 km2, xung quanh toàn đá tai mèo xám xịt nhọn hoắt, chơ vơ giữa bốn bề nước biển lạnh lẽo và thăm thẳm tịnh sâu. Trải dài qua 3 thế kỷ nắng cháy mưa tuôn, chịu đựng hàng ngàn tấn bom đạn của giặc thù điên cuồng bắn phá, đến nay, ngọn hải đăng cổ xưa và lớn nhất Việt Nam cơ bản vẫn còn nguyên vẹn, sừng sững đứng giữa đất trời, ngạo nghễ hướng ánh đèn về phía biển Đông dậy sóng.

 

        Mắt ngọc Long Châu
        Đảo đá Long Châu một sáng tháng 3, trời vẫn lạnh căm căm và mịt mùng sương trắng. Hơi lạnh giăng kín quanh đảo, sền sệt, kéo từng đợt gió biển phần phật đập vào lá quốc kỳ khổ lớn treo hiên ngang trên đỉnh cao nhất của dãy núi tai mèo.
Anh trạm trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dáng cao lênh khênh, dậy tự bao giờ, đang se sẽ múc từng xô nước ngọt quý giá đổ vào một chậu nhựa nhỏ, nhìn tôi cười thân mật: “Nước cho ra chậu sẽ bớt lạnh hơn. Ở đây sáng sớm và về đêm rất lạnh, sợ các anh chưa quen”.
        Tôi xúc động nghẹn đi, nhìn người đàn ông với làn da sạm đen nắng gió mà lòng trào dâng một cảm xúc ngưỡng mộ đến mãnh liệt. Giữa biển vắng, những công dân của Long Châu trân trọng đến từng hơi thở của khách lạ.
        Về thâm niên gắn bó với Long Châu, anh Hùng đứng thứ hai trên đảo sau người trạm phó sẽ về hưu vào năm tới, với hơn 20 năm bám đảo đá. Vừa dẫn tôi leo đủ 131 bậc thang gỗ xoáy trôn ốc lên đỉnh ngọn hải đăng, anh Hùng vừa tự hào giới thiệu về quê hương thứ hai của mình. Giữa thân đèn hun hút như một ống khói khổng lồ, giọng người trạm trưởng vang vang, nồng vị biển.
        Anh kể, những người gác đèn như anh đều thuộc biên chế của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc (Hải Phòng).
        Trên đảo thường chỉ có 10 người, 6 người điều hành ngọn hải đăng còn 4 của trạm Biên phòng Long Châu. “Cuộc sống bộn bề khó khăn nên chúng tôi đoàn kết với nhau lắm. Tất cả vì một mục đích sao cho đèn luôn sáng, biển đảo quê hương luôn yên bình”, anh Hùng hồ hởi chia sẻ.
        Chỉ một loáng chúng tôi đã leo lên đỉnh cao nhất của ngọn hải đăng Long Châu. Đó là một kiến trúc hình vòm độc đáo với những ô kính cường lực bao quanh. Ở đúng tâm của căn phòng là tổ hợp các chóa đèn phẳng, to như tấm phản với chi chít những bóng đèn nhỏ, được gọi tim đèn.
        Theo giới thiệu, ngay từ thời được người Pháp xây dựng vào năm 1894 đến nay, gần 120 năm đã trôi qua, nhưng chưa một đêm nào những ngọn đèn này ngừng chiếu sáng bởi nhiệm vụ của hải đăng Long Châu là vô cùng quan trọng với cảng biển Bắc Bộ. “Từ xa nhìn lại, ngọn đèn sừng sững như tháp bút khổng lồ viết lên trời xanh, cao 109,5 m và chiếu sáng xa tới 27 hải lý, rất đẹp nên được dân biển gọi là mắt ngọc Long Châu. Những ngày trời quang mây tạnh, tàu biển cách xa Long Châu tới 50 km vẫn nhìn thấy ánh sáng phát ra từ đảo”, anh Hùng tự hào cho biết.
        Đảo đá Long Châu một sáng tháng 3, trời vẫn lạnh căm căm và mịt mùng sương trắng. Hơi lạnh giăng kín quanh đảo, sền sệt, kéo từng đợt gió biển phần phật đập vào lá quốc kỳ khổ lớn treo hiên ngang trên đỉnh cao nhất của dãy núi tai mèo.Anh trạm trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dáng cao lênh khênh, dậy tự bao giờ, đang se sẽ múc từng xô nước ngọt quý giá đổ vào một chậu nhựa nhỏ, nhìn tôi cười thân mật: “Nước cho ra chậu sẽ bớt lạnh hơn. Ở đây sáng sớm và về đêm rất lạnh, sợ các anh chưa quen”.        
        Tôi xúc động nghẹn đi, nhìn người đàn ông với làn da sạm đen nắng gió mà lòng trào dâng một cảm xúc ngưỡng mộ đến mãnh liệt. Giữa biển vắng, những công dân của Long Châu trân trọng đến từng hơi thở của khách lạ.            
        Về thâm niên gắn bó với Long Châu, anh Hùng đứng thứ hai trên đảo sau người trạm phó sẽ về hưu vào năm tới, với hơn 20 năm bám đảo đá. Vừa dẫn tôi leo đủ 131 bậc thang gỗ xoáy trôn ốc lên đỉnh ngọn hải đăng, anh Hùng vừa tự hào giới thiệu về quê hương thứ hai của mình. Giữa thân đèn hun hút như một ống khói khổng lồ, giọng người trạm trưởng vang vang, nồng vị biển.       
        Anh kể, những người gác đèn như anh đều thuộc biên chế của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc (Hải Phòng).        
        Trên đảo thường chỉ có 10 người, 6 người điều hành ngọn hải đăng còn 4 của trạm Biên phòng Long Châu. “Cuộc sống bộn bề khó khăn nên chúng tôi đoàn kết với nhau lắm. Tất cả vì một mục đích sao cho đèn luôn sáng, biển đảo quê hương luôn yên bình”, anh Hùng hồ hởi chia sẻ.        
        Chỉ một loáng chúng tôi đã leo lên đỉnh cao nhất của ngọn hải đăng Long Châu. Đó là một kiến trúc hình vòm độc đáo với những ô kính cường lực bao quanh. Ở đúng tâm của căn phòng là tổ hợp các chóa đèn phẳng, to như tấm phản với chi chít những bóng đèn nhỏ, được gọi tim đèn.        
        Theo giới thiệu, ngay từ thời được người Pháp xây dựng vào năm 1894 đến nay, gần 120 năm đã trôi qua, nhưng chưa một đêm nào những ngọn đèn này ngừng chiếu sáng bởi nhiệm vụ của hải đăng Long Châu là vô cùng quan trọng với cảng biển Bắc Bộ. “Từ xa nhìn lại, ngọn đèn sừng sững như tháp bút khổng lồ viết lên trời xanh, cao 109,5 m và chiếu sáng xa tới 27 hải lý, rất đẹp nên được dân biển gọi là mắt ngọc Long Châu. Những ngày trời quang mây tạnh, tàu biển cách xa Long Châu tới 50 km vẫn nhìn thấy ánh sáng phát ra từ đảo”, anh Hùng tự hào cho biết.


Vẻ đẹp hùng vĩ của mắt ngọc Long Châu

        Với những người lần đầu ra đảo Long Châu, rắn rết là nỗi kinh hoàng lớn nhất. Rắn có khắp mọi nơi, toàn rắn độc, trong đó có rắn lục, rắn nâu và rắn xanh. Rắn chui trong chăn, rắn ngủ với người và rắn thậm chí làm tổ trong chiếc giày của các cán bộ chiến sĩ trên đảo.
        Trong mấy ngày công tác trên đảo, chúng tôi được dặn là ban đêm, dù vội đến đâu thì cũng phải soi đèn trước khi bước ra khỏi giường để tránh rắn cắn. Đặc sản thứ hai của Long Châu là sét. Vào mùa mưa, sét ở đây ít nơi nào sánh được. Trong cơn mưa, bầu trời Long Châu liên tục bị xé nát bằng những tia chớp và tiếng sét liên hồi nổ rền như bom tấn.
        Đặc sản thứ ba tại Long Châu chính là dê núi. Các nhà ẩm thực sành sỏi phong cho sơn dương nơi đây vào hàng đệ nhất An Nam, vượt trên cả dê núi Ninh Bình. Mỗi lần có khách quý đến thăm đảo, những cư dân Long Châu bắt đầu bầy binh bố trận, giăng lưới rồi cùng các chú chó của mình đi bắt dê. Được biết, tổng số dê trên đảo có khoảng 20 con, sống hoang dã, được chính các thế hệ cán bộ nhân viên gác đảo mang ra nhân giống từ nhiều đời trước.
        Biểu tượng của ý chí quật cường
        Trên đảo vắng Long Châu còn có ngôi mộ của liệt sỹ Cao Quang Viên được an nghỉ ở vị trí hết sức trang trọng, đầu hướng ra biển Đông, mặt quay thẳng vào chân tháp đèn. Liệt sỹ Viên là cán bộ của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, được cử ra điều hành đèn biển Long Châu vào những năm giặc Mỹ đánh phá Vịnh Bắc Bộ.
        Vào những năm chiến tranh, hải đăng Long Châu cùng hải đăng Hòn Dáu (nay đã bị phá hủy và được xây mới – PV) đóng vai trò tối quan trọng khi dẫn tuyến cho hàng loạt chuyến tàu không số vận tải vũ khí và hàng hóa vào tiền tuyến miền Nam.
        Nắm bắt được tầm quan trọng của hai ngọn hải đăng trên, giặc Mỹ đã điên cuồng bắn phá và trút xuống hai địa điểm trên hàng nghìn tấn bom đạn. Để chống trả lại, liệt sỹ Viên và các cán bộ chiến sĩ nơi đây thành lập tổ tự vệ, quyết tâm sống chết bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như sự sáng liền mạch của ngọn hải đăng.
        Trong một trận càn vào năm 1967, khi thấy ngọn đèn bị bắn hỏng, liệt sỹ Viên đã xung phong trèo lên đỉnh tháp để sửa chữa. Đúng trong lúc đèn vừa sáng lại, anh cũng bị trúng đạn và mãi mãi ra đi ở tuổi 20.
        Chỉ vào bức tường đá phía đông trên thân đèn bị khoét một mảng lớn, chừng 1 m2 anh Hùng xúc động cho biết: “Vết tích của chiến tranh vẫn còn đó. Hàng nghìn tấn bom đạn của giặc thù cũng không thể làm Long Châu gục ngã. Tiếp nối tinh thần cao cả của liệt sỹ Viên, chúng tôi càng thấy thêm tin yêu công việc của mình, quyết tâm bám biển, thắp sáng hải đăng để gìn giữ chủ quyền biển đảo”.
        Lời chia sẻ của trạm trưởng Hùng khiến sống mũi tôi cay cay, rời bước về phía cửa thông gió, để làn gió biển vần vũ mái tóc rối, cuốn theo những giọt nước mắt vừa khe khẽ tuôn rơi. Từ trên cao phóng tầm mắt ra xung quanh, tôi bàng hoàng nhìn vầng dương đỏ lựng chầm chậm nhô lên từ phía chân trời xa xăm.
        Những tia sáng huy hoàng vạch lên biển lạnh một đường thẳng tắp, rực đỏ. Ánh nắng ấm áp, êm ả xua tan giá buốt của một đêm trường lạnh giá. Ánh nắng rọi vào đầu vào mặt tôi, phản chiếu vào các chóa đèn làm căn phòng càng bừng sáng rực rỡ. Tôi hướng mắt nhìn ra phía biển Đông ngàn trùng sóng dữ, càng thấy yêu Tổ quốc đến quặn lòng…

        Biểu tượng mới của thành phố Cảng
        Gần 120 năm đằng đẵng trôi qua, cây đèn biển Long Châu vẫn ngạo nghễ trên mặt biển Đông, soi đường cho hàng triệu lượt tàu, thuyền ra vào vịnh Bắc bộ, bất chấp mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên và bom đạn của quân thù để trở thành một biểu tượng của ý chí Việt Nam. Được biết, lãnh đạo của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc đang dự định làm hồ sơ trình lên UBND TP. Hải Phòng đề xuất việc chọn hải đăng Long Châu trở thành biểu tượng mới của thành phố Cảng.                                                                                        
                                                                Theo Pháp luật và Đời sống

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0