image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Những đặc trưng độc đáo tại quần đảo Cát Bà
Những đặc trưng độc đáo tại quần đảo Cát Bà

     Quần đảo Cát Bà với tính đặc trưng độc đáo về các cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học nổi trội xứng đáng được đứng trong hàng ngũ Di sản thiên nhiên thế giới. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số đặc trưng độc đáo tại quần đảo Cát Bà:
     Đa dạng các kiểu hệ sinh thái tự nhiên như: Hệ sinh thái núi đá vôi trên đảo; hệ sinh thái nước mặn; hệ sinh thái vùng triều cửa sông có các bãi triều cát, bãi triều rạn đá, bãi triều san hô chết. Đây là nơi có các rạn san hô phát triển chiếm diện tích lớn, các bãi triều từng áng rất đặc trưng cho vùng hiện chỉ thấy ơ Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Bà. Là hệ sinh thái có độ mặn, có độ trong nước cao, chất đáy thường là đá, sỏi; hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển là những hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Đây có thể coi là nơi hình thành, nơi cư trú cho hầu hết các quần xã, thủy sinh vật biển phong phú nhất, đa dạng nhất. Đồng thời sinh khối thủy sinh vật và năng suất sinh học đạt mức rất cao, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.



      Như vậy, có thể đánh giá sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái tự nhiên và các sinh cảnh vùng bãi triều trong vùng ven biển quần đảo Cát Bà. Tại mỗi kiểu hệ sinh thái và mỗi sinh cảnh bãi triều kể trên có đặc điểm khu hệ sinh vật đặc trưng của mình, tích lũy và bảo vệ được thành phần loài trong từng hệ sinh thái đảm bảo tính bền vững phục vụ cho các dịch vụ hệ sinh thái trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong khu Di sản thiên nhiên Thế giới.
     Đa dạng loài sinh vật trên đảo: Quần đảo Cát Bà có VQG Cát Bà, được thành lập theo Quyết định số 76/QĐ-HĐBT ngày 31/3/1986, với diện tích là 15.510ha.
Trên nền địa hình núi đá các tơ và đá phiến, VQG Cát Bà có khu hệ thực vật, động vật khá phong phú và đa dạng. Qua kết quả điều tra từ trước đến nay (VQG Cát Bà Viện ĐTQHR Viện ST&TNSV), thống kê ở VQG Cát Bà có 1.561 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Trong số các loài thực vật đã thống kê được, có 58 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007), chiếm 3,65% tổng số loài đã ghi nhận được ở khu hệ thực vật VQG Cát Bà. Đồng thời, theo danh sách cây bị đe dọa trên thế giới (IUCN, 2011. The World List of Threatened Trees), VQG Cát Bà có 29 loài chiếm 1,86% tổng số loài.
     Về động vật cho đến nay VQG đã thống kê được 53 loài thú, thuộc 18 họ, 8 bộ; 160 loài chim, thuộc 46 họ, 16 bộ; có 45 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ; có 21 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ. Trong tổng số 279 loài động vật có xương sống ở cạn như kể trên, đã xác định 22 loài thuộc diện quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài có tên trong Danh lục đỏ thế giới (2011).
Bảng 1. Thành phần các loài động vật có xương sống trên cạn ở VQG Cát Bà

TT

Lớp động vật

Số loài

Số họ

Số bộ

Sách đỏ VN (2007)

Danh lục đỏ IUCN (2011)

1

Thú

53

18

8

9

6

2

Chim

160

46

16

1

0

3

Bò sát

45

15

2

11

1

4

Ếch nhái

21

5

1

1

0

 

Cộng

279

84

27

22

7

Nguồn: Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật 2008

     Do vị trí địa lý của Vườn Quốc gia - sự cách ly với đất liền là nguyên nhân cơ bản đã hạn chế sự du nhập của các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái từ đất liền. Chính vì vậy, nguồn tài nguyên động vật rừng ở Cát Bà không được phong phú về thành phần loài nhưng lại có ý nghĩa về mặt bảo tồn cao bởi những đặc điểm riêng của hệ sinh thái hải đảo, đặc biệt là sự có mặt của loài Voọc đầu trắng (Trachyprithecus polyocephalus), là loài đặc hữu của Việt Nam hiện nay chỉ phân bố duy nhất ở VQG Cát Bà với số lượng giao động từ 70 - 80 cá thể. Theo tiêu chí phân hạng của IUCN và Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì đây là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức nguy cấp (Critical) Endengered.



     Về đa dạng loài sinh vật biển Vùng quần đảo Cát Bà: các nhà thực vật học biển đã xác định được 71 loài và biến loài rong biển, 6 loài cỏ biển, 165 loài và biến loài thực vật nổi về động vật biển, cho tới nay đã thống kê được 230 loài cá có ở vùng biển Cát Bà, bằng khoảng 1/10 số loài cá đã thống kê được ở Biển Việt Nam (2.038 loài cá biển), khoảng trên 500 loài động vật không xương sống ở đáy, 115 loài động vật nổi. Số lượng các loài kể trên có thể nói là chưa đủ so với thực có trong thiên nhiên, một mặt do công tác định loại chưa đầy đủ, mặt khác, nhiều nhóm động vật ở nước như động vật nguyên sinh (Protozoa)... chưa được đề cập tới.



     Với số lượng các loài sinh vật đã được xác định trong một khu vực không lớn về diện tích như trên đã cho thấy mức độ đa dạng sinh học khá lớn trong vùng này. Có thể xem vùng quần đảo Cát Bà là nơi ẩn náu các nguồn tài nguyên thủy sản giàu có, trong đó có nhiều loài có giá trị quan trọng về kinh tế.

Bảng 2. Sự phong phú thành phần loài thủy sinh vật vùng ven biển quần đảo Cát Bà

Nhóm thủy sinh vật

Số loài đã thống kê và xác định được (I)

Số loài thống kê có ở biển Việt Nam (II)

Tỷ lệ giữa I/II

Thực vật nổi

165

537

0,31

Rong

71

653

0,15

Cỏ biển

5

14

0,36

Động vật nổi

115

657

0,17

Động vật đáy

658

Khoảng 6.000

1,9

- Động vật thân mềm

193

 

 

- Giáp xác

116

 

 

- Giun đốt

124

 

 

- Da gai

8

 

 

San hô cứng (số liệu 2002, 2003)

107

370

0,29

Khoảng 230

2.038

0,113


     Điều đáng quan tâm là trong khu vực có đầy đủ tất cả các nhóm loài thủy sinh vật từ bậc thấp đến bậc cao, đồng thời trong đó nhiều loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.
Bảng 3. Các loài thủy sinh vật ở vùng biển Cát Bà có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007)

TT

Tên loài

Phân hạng

1

San hô sừng cành đẹp (Junceella gemmacea)

EN Ala,c Bl+2a,c

2

San hô lỗ đỉnh sù sì (Acropora aspera)

VU Ala,c B2b+3d

3

San hô lỗ đỉnh Đài Loan (Acropora formosa)

VU Ala,c B2b+3d

4

San hô lỗ đỉnh Nobi (Acropora nobilis)

VU Ala,c B2b+3d

5

San hồ cành đầu nhụy (Stylophora pistilatà)

EN Ala,c Bl+2a,c

6

San hô khối đầu thùy (Porites lobata)

VU Ala,c,d B2e+3b

7

Tôm Hùm đá (Panulirus homarus)

EN Alc,d B2b+3d

8

Ốc Đụn đực (Tactus pyramis)

EN Ala,c,d

9

Ốc Đôn cái (Trochus niloticus)

CRAla.

10

Trai Ngọc môi đen (Pinctata margaritifera)

VU Ald Cl

11

Trai Bàn mai (Atrina vexillum)

EN Ala,c.

12

Tu Hài (Lutraria rhynchaena)

EN A1a,c B1 C1

13

Mực thước (Photololigo chinensis)

CRA1dCl D

14

Rùa Da (Dermochelys coriacea)

CRAl+2cB2

15

Quản Đồng (Caretta caretta)

CRAl+2cB2

16

Đồi mồi (Eretmochelys imbricata)

EN B2b,e+Cl


     Qua những dẫn liệu kể trên cho thấy giá trị các loài trong các hệ sinh thái ở quần đảo Cát Bà vô cùng quan trọng về đa dạng loài là một trong các tiêu chí quan trọng của khu Di sản thế giới. Loài là một thành phần của hệ sinh thái, đa dạng loài sẽ góp phần duy trì chức năng của hệ sinh thái đặc biệt tại quần đảo Cát Bà đang hiện hữu loài Voọc đầu trắng là loài đặc hữu của Việt Nam có thể xem như là loài biểu tượng (Flagship) của vùng đất Cát Bà mà bảo tồn nguồn gen quý hiếm này sẽ tạo ra nhiều sự chú ý của cộng đồng trong nước và quốc tế.
Khôi Nguyên tổng hợp
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0